Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Treo bản đồ Trung Quốc

Với việc tìm ra tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1905 tôi có một đề xuất như sau:
Đề nghị Cục bản đồ Việt Nam cho in, phổ biến rộng rãi tấm bản đồ này cho nhân dân để treo trong nhà, bên dưới ghi chú một dòng thật lớn: Phần còn lại là Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cấm vẽ thêm!!!
Chúng ta cần cố gắng hiểu thêm về mình nhưng chắc chắn phải biết được họ chỉ có đến đâu.
Lịch sử dân tộc đã nhiều lần sai sót khi lấy sử Tầu để diễn giải sử ta rồi tự áp đặt, gông vào cổ mình cái câu Bắc thuộc. Rất nhiều sử tích ghi sai trái, thí dụ: địa chỉ A (Trung Quốc) mà phải ghi là Trung Quốc ngày nay bởi vì cách đây hàng nghìn năm đâu có phải là của Trung Quốc. Bờ cõi Bách Việt kéo dài tới tận phía nam sông Dương tử kia mà. Đất đai của người Lạc Việt, Âu Việt ngày xưa là cả khu vực Quảng Tây...
Tấm bản đồ này là một minh chứng về việc ta không hiểu họ. Nếu không có tiến sĩ Mai Ngọc Hồng hiến tặng và bảo quản thì ta đành chịu sao. Bây giờ mới biết trên trang mạng thế giới đã có từ lâu rồi. Các nhà sử học, địa lý học làm gì, tiêu bao nhiêu kinh phí của đất nước mà không tìm ra.
Phải có chính sách khen thưởng, ghi công người đó. Để lâu sẽ bị lãng quên ngay thôi.

Bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1905
"Theo học giả Dương Danh Dy, bản đồ vừa được tiến sĩ Mai Ngọc Hồng công bố, trao tặng bảo tàng lịch sử Quốc gia là một “bằng chứng thật”. Nó ngay lập tức khiến dư luận Trung Quốc lúng túng. Tuy nhiên, ông Dy lưu ý, có những giai đoạn dài, Việt Nam đã buông lỏng trận địa truyền thông về chủ quyền biển đảo, để mặc Trung Quốc lũng đoạn."


Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Chữ Việt còn, dân tộc còn

Sáng nay ngồi xem thời sự VTV1, tôi rất quan tâm tới chương trình Tràng An và Unesco. Với công trình khảo cổ lớn có sự hợp tác quốc tế để lập hồ sơ công nhận di sản văn hóa thế giới, tôi mong sẽ có được phát hiện mới về chữ Việt cổ tại đây. Kính xin các bác, các anh chị trong khi tìm kiếm lưu ý đến di chỉ văn hóa trong đó có chữ viết của tổ tiên. Đó là chữ việt dưới dạng khoa đẩu mà thời các vua Hùng đã sử dụng rộng rãi trong dân gian. Chữ Việt còn, dân tộc còn.
Vào vnexpress lại có tin về việc tìm thấy tấm bản đồ của Trung Quốc in năm 1904, tôi mừng quá. Dân tộc Việt lại có thêm một bằng chứng địa lý về lãnh thổ của mình với người hàng xóm. Kính đề nghị các cơ quan quản lý cho foto, in phổ biến, công bố rộng rãi trong và ngoài nước để toàn thế giới biết.
Kêu gọi người dân TQ chân chính tìm lại và cũng đăng lên mạng làm đối chứng.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chữ Việt còn, dân tộc còn.


Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

CLB Chữ Việt cổ ra đời

Sau buổi ra mắt đơn giản, chân tình với sự hỗ trợ của CLB văn học-nghệ thuật Bohemia 29.06.2012. Tối 20.07.2012 Ban chủ nhiệm CLB chữ Việt cổ đã chính thức tổ chức buổi sinh hoạt đầu tiên. Vì tính đặc thù và một vài lý do khách quan sau 19h30 mới đi vào sinh hoạt. Chủ nhiệm Lê Mỹ không khách sáo mời anh chị em hội viên nâng cốc và gửi tặng hội viên các bài thơ, chữ Việt cổ mới sáng tác. Buổi trao đổi diễn ra thân mật được ca sỹ Bích Câu (bị mệt, đến muộn) tặng nhiều ca khúc say đắm và được khán trường vỗ tay nhiệt liệt.
Một số anh em khách ngồi xung quanh khi được biết đã hưởng ứng cổ vũ, tài trợ cho CLB.
Tuy còn nhiều khiếm khuyết trong buổi ra quân lần đầu nhưng BCH câu lạc bộ đã nhất trí rút kinh nghiệm để buổi sinh hoạt sau đạt kết quả tốt hơn.