Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Hãy bắt đầu từ cách đây 5.000 năm

Cách đây hàng chục nghìn năm người Việt cổ đã bắt đầu tìm tòi sáng tạo ra chữ viết cho dân tộc mình (dưới dạng chữ tượng hình, tượng thanh). Từ khi nước Văn Lang ra đời (khoảng 5.000 năm) chữ Việt cổ (CVC) hay còn gọi là chữ hỏa tự được hoàn thiện, phát triển rạng rỡ dưới thời các vua Hùng. Hơn 1.000 năm Bắc thuộc chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, 1.000 năm dưới chế độ phong kiến bảo thủ và gần 100 năm Pháp thuộc chữ Việt cổ - khoa đẩu gần như đã biến mất khỏi cuộc sống văn hóa, xã hội cho đến một ngày những nhà ngôn ngữ học tâm huyết của Việt Nam và thế giới đã khẳng định rằng: "Chữ Việt cổ thực sự tồn tại, có sức sống và giá trị quý báu đối với nền văn hóa thế giới".
Nhờ ơn đức của các vị liệt tổ liệt tông nước Việt, chúng ta đã tìm lại được những dấu vết quý giá của chữ Việt cổ thông qua nét văn hóa, tài liệu lưu trữ trong và ngoài nước, cổ vật, di sản vật thể và phi vật thể.
Bắt đầu từ ngày hôm nay các con cháu của vua Hùng hãy trở về với 5.000 năm lịch sử văn hóa, ngôn ngữ rạng ngời tìm hiểu, học và phát huy những tinh hoa, nét đặc sắc của loại hình chữ viết này. Một dân tộc có truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng như dân tộc Việt Nam không được phép bỏ qua nền văn minh văn hóa của mình trong đó có chữ Việt cổ. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với đồng bào cả nước, bè bạn xa gần tài liệu tham khảo đầu tiên về chữ Việt cổ do các bậc lão thành nghiên cứu và biên soạn qua phần thể hiện của nhà thơ, chủ nhiệm CLB chữ Việt cổ LÊ MỸ và tập thể. Rất mong được bạn đọc hưởng ứng, chỉ giáo, góp ý kiến, bình luận trên trang blog CLB Chữ Viêt cổ (email: do.honza@seznam.cz).

Chữ cái của chữ Việt cổ so sánh với chữ cái la tinh
Quy định sắp xếp vị trí viết ký tự trong CVC


Bộ chữ ghi trên hoành phi câu đối Đền Thiên cổ - Viêt Trì
CLB Chữ Việt cổ thăm và làm việc với nhà giáo, nhà văn Đỗ Văn Xuyền (thứ ba từ trái sang)